Halloween party ideas 2015
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du-lich-viet-nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Ở phố núi mờ sương trên cao nguyên bazan màu mỡ, rừng thông không phải là hiếm. Người ta có thể nhìn thấy những rừng thông ngút ngàn, cao vút nằm bên đường, trên đồi, ven hồ… tạo nên một không gian xanh mát giữa phố núi cao. Nhưng ở Gia Lai lại có một vùng thông tưởng chừng như còi cọc lại hóa ra độc đáo.

Chạy xe về hướng biển Phú Yên, cách phố núi Pleiku chừng hai mươi lăm cây số là tới rừng thông bonsai. Thông xen lẫn giữa các ngôi làng Bahnar của huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. Người Bahnar sống gần phố hơn nhưng vẫn giữ nét đẹp của đời sống gắn với thiên nhiên.

Chạy xe về hướng biển Phú Yên, cách phố núi Pleiku chừng hai mươi lăm cây số là tới rừng thông bonsai. Thông xen lẫn giữa các ngôi làng Bahnar của huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. Người Bahnar sống gần phố hơn nhưng vẫn giữ nét đẹp của đời sống gắn với thiên nhiên.
Dulichgo
Ngày xưa, vùng đất này bị hoang hóa, chỉ có cỏ và cây bụi mọc dại. Thấy vậy, người ta trồng rừng phủ xanh đồi trọc, vùng đất kém màu mỡ; để vừa cải tạo đất, vừa tạo thêm mảng xanh, những lá phổi thiên nhiên quý giá. Bây giờ, tuổi thông đã non nửa thế kỷ. Trẻ con theo cha trồng thông ngày xưa, giờ đã có con, có cháu.

Lữ khách sẽ phải ngạc nhiên bởi phần lớn trong tổng số nửa triệu hecta rừng thông này, có lẽ một phần do đất hoang hóa và điều kiện tự nhiên đặc thù, nên không có những cây cao lớn như anh em của nó ở công viên Diên Hồng, Biển Hồ… hay xa hơn là Đà Lạt của cao nguyên Lâm Viên. Thông không có dáng thẳng đuột; mà cao chừng năm, bảy mét thì phát tán. Rồi tùy theo vị trí mà chúng nghiêng về một phía, nhánh mọc lòa xòa bên dưới. Dần dà thành những nhánh to, tạo dáng hình bonsai rõ rệt. Hàng ngàn cây như thế mọc thành hàng trải dài tới ngút ngàn. Giữa những lô trồng thông là những thửa đất trống chạy dài. Người ta chừa ra để đề phòng khi hỏa hoạn chúng không bị cháy hết, vừa tiện việc dọn dẹp, chăm sóc cây.
Dulichgo
Mùa sa mưa, thông nở những lộc xanh mơn mởn. Đất như được tô thêm lớp son đậm màu hơn. Trước mùa mưa là mùa bướm. Chúng bay thành từng đàn vài trăm con, như vui đùa dưới tán thông mát rượi.

Lúc chớm đông, cái lành lạnh tràn ngập cao nguyên này, rừng thông bonsai có thêm “hàng xóm” mới là những đám cỏ hồng mượt mà tưởng chừng chỉ có ở vùng đồi núi của cao nguyên Lâm Viên. Đó cũng là lúc rừng thông chào đón nhiều du khách nhất từ khắp nơi đổ về đây thưởng lãm. Địa phương tổ chức hẳn một lễ hội chào đón du khách. Những làng Bahnar quanh rừng thông đổ xô đến chơi cồng chiêng và uống rượu cần.

Sau những danh thắng nổi tiếng, người ta nhắc đến rừng thông bonsai như một phần không thể thiếu khi nhắc đến Gia Lai. Người Bahnar bản địa lấy rừng thông làm sân tổ chức lễ lạc truyền thống. Trẻ con, thanh niên hằng ngày lấy đó làm sân chơi.
Dulichgo
Người dân Pleiku cuối tuần đổ xuống đây như tìm về chốn hoang sơ, tách khỏi phố thị dù chỉ mất nửa giờ đi xe máy. Với lữ khách, rừng thông bonsai như một kiệt tác khổng lồ. Nhìn từng gốc thông, người ta tin có đôi bàn tay huyền bí uốn nắn những từng tác phẩm bonsai này làm quà cho những người Bahnar hiền hậu đang cư ngụ trên mảnh đất này.

Mảnh rừng với những tạo tác của thiên nhiên cũng đã lọt vào tầm ngắm của nhà đầu tư, với ý tưởng đưa rừng thông thành điểm đến đắt giá. Trước đây, đã từng có một dự án tương tự, nhưng vẫn nằm trên giấy. Nay một dự án khác tái khởi động.

Mong là dự án sẽ giữ gìn màu xanh này, nhất là cả một khu rừng bonsai độc đáo không dễ tìm thấy ở nơi khác. Đó là chưa kể những thứ cộng sinh tạo nên bốn mùa khác biệt khi đặt chân đến vùng đất này.

Thảo Nguyên Bùi Hui ở xã Ba Trang, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) nằm ở độ cao 700 m so với mực nước biển, cách TP Quảng Ngãi 70 km về phía Tây Nam, là nơi có cây sim tự nhiên nhiều nhất Quảng Ngãi.



Từ tháng 6, những bông sim bắt đầu nở rộ nhuộm tím cả thảo nguyên.

Vẻ đẹp của đồi sim đã thu hút những thiếu nữ người địa phương đến chụp ảnh, check - in với trang phục truyền thống của người H'Re.
Dulichgo
Hình ảnh đồi sim tím cũng thu hút nhiều người ở đồng bằng đến khám phá.

Chị Nguyệt Ánh (TP Quảng Ngãi) cùng đoàn bốn người đi ôtô lên thảo nguyên Bùi Hui đã vượt qua gần 10 km đường dốc ngược.

"Đường khó đi khiến chúng tôi phải lội bộ 2 km, nhưng đến nơi thì mọi người đều cảm thấy thư thái khi nhìn đồi sim", chị Ánh nói.

Tháng 7, sim bắt đầu chín lác đác, mùa sim kéo dài đến cuối tháng 9.

Càng đi lên đồi cao, những cây sim càng cao lớn và rậm rịt khiến du khách như lạc vào thiên nhiên.

Người dân cho biết, một bụi sim rừng có thể cho 3-4 kg quả. Một ngày có thể hái 10-15 kg, thu nhập khoảng 200.000 đồng.
Dulichgo
Theo UBND huyện Ba Tơ, một mùa sim ở thảo nguyên Bùi Hui có thể thu khoảng 2-3 tấn quả.

Trước việc một số người dân chặt bỏ rừng sim để trồng keo, nhà chức trách khuyến cáo họ bảo vệ rừng sim.
UBND huyện Ba Tơ cũng đề nghị các sở, ngành liên quan hỗ trợ thực hiện Dự án quản lý, bảo vệ, khai thác và chế biến sim rừng Bùi Hui nhằm nâng cao giá trị cây sim rừng tại đây.

Hiện một số địa phương như Phú Quốc (Kiên Giang), Măng Đen (Kon Tum) đã chế biến rượu vang sim. Đây là hướng đi tạo sản phẩm du lịch đặc thù và tăng thu nhập cho người dân.
Dulichgo
Ngoài đồi sim, thảo nguyên Bùi Hui còn có đồng cỏ trải dài mênh mông như chạm mây trời.




Bản Tả Van nằm ở xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thành phố Sa Pa khoảng 12km. Nằm ở thung lũng Mường Hoa đẹp như tranh vẽ, dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, bản Tả Van cuốn hút du khách ngay từ những khung cảnh thiên nhiên đầu tiên trên đường đến với bản.


Đó không chỉ là những thửa ruộng bậc thang xếp tầng tầng lớp lớp, là những dãy núi cao trùng điệp gối lên nhau, là con đường mảnh như sợi chỉ vắt qua sườn đồi phủ xanh bởi mạ và lúa non. Mà giờ đây, Tà Van sầm uất bởi những dãy “phố” tiện nghi nằm trong lòng bản.

Bản Tả Van có hơn 150 hộ dân sinh sống, trong đó chủ yếu là người dân tộc Giáy nên vẫn thường được gọi là Tả Van Giáy. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề ruộng nương. Trong những năm gần đây, khi du lịch Sa Pa phát triển mạnh, người dân Tả Van bắt đầu làm du lịch để thoát nghèo.
Dulichgo

Đặt chân đến Tả Van, là thấy nhiều nhà sàn cùng rất nhiều tấm biển đơn giản đề dòng chữ “Homestay”. Những ngôi nhà nhỏ bằng gỗ, nép sau những bụi tre, bên những con suối nhỏ. Vật liệu chính là gỗ và những đồ truyền thống của người dân tộc khiến du khách cảm thấy thích thú và gần gũi hơn.

Ở đây, hầu hết các căn nhà cho thuê theo dạng homestay đều có những chiếc ghế dài và một chiếc bàn nho nhỏ, vài chậu cây, hay hàng rào xanh mát, nơi du khách có thể thả mình nhấp từng ngụm trà nóng, nghe chim hót, đọc dăm ba câu chuyện thú vị hay chỉ đơn giản là nhắm mắt lại, để nghỉ ngơi, để được hoà quyện vào không gian xanh mướt, trong lành.

Anh Hạng A Páo, Bí thư Đoàn xã Tả Van cho biết: Khi đất nước càng ngày càng hiện đại thì chủ yếu dịch vụ homestay là phát triển nhất để cho khách lưu trú đến du lịch tại địa phương lưu trú qua đêm. Dịch vụ này là hiệu quả nhất.
Dulichgo
Lực lượng thanh niên có vai trò đi tuyên truyền đến các họ dân trong bản hiểu thêm về vấn đề thu nhập, phát triển kinh tế đi tuyên truyền cho các hộ gia đình có đoàn viên thanh niên để tham gia các đợt sinh hoạt của đoàn xã. Các đoàn viên triển khai sâu rộng đến bà con nhân dân làm nhà nghỉ homstay để bà con cải thiện đời sống và phát triển kinh tế, mở rộng tầm vĩ mô hơn.

Là một bản nhỏ phải đi đường đèo núi xuống, nhưng tại bản Tả Van vẫn có đầy đủ các nhu yếu phẩm cho bất kỳ ai muốn nghỉ qua đêm. Ở khu trung tâm bản Tả Van, có một khu phố với nhiều nhà homstay, các quán cà phê, siêu thị và khu chợ bày bán phong phú các mặt hàng để du khách cũng như người dân có thể mua sắm hầu hết các vật dụng cần thiết. Các hàng quán chủ yếu bán rau sạch, bán thịt lợn, nuôi gà giống địa phương để phục vụ cho khách. Các nhu cầu yếu phẩm sẽ được cung cấp tại bản chứ không phải đi Sapa mua đồ về về nữa.

Chị Chảo Cờ Mẩy, người dân bản địa,bán hàng tại phố chợ chia sẻ: "Chị đi bán hàng như này được 5 năm rồi. Bán hàngchủ yếu là tự trồng rồi lấy bán như rau sạch, chuối sách. Chủ yểu phục vụ dân và khách du lịch. Vì có nhiều khách đến du lịch nên có chợ. Chị vẫn làm ruộng rộng lắm nhưng vì có chợ ra đời thì cả nhà trồng rau bán. Khách đến đây nhiều quá nên ai cũng thích đi bán hàng. Đi bán hàng như này cũng có thể kiếm tiền được mỗi ngày vài chục nghìn để mua mỡ mua mì chính về ăn, có tiền đóng học cho các cháu".

Đến lưu trú dài ngày tại Tả Van, các du khách còn có thể tham gia các hoạt động thể thao tại sân bóng nhân tạo nằm ngay cạnh Ủy ban xã. Tại sân bóng đá nhân tạo này cũng là nơi mà nhiều đoàn khách Châu Âu, nhiều tổ chức từ thiện phi Chính phủ đã có các buổi tổ chức giao lưu, dậy và cùng tham gia các trò chơi cho trẻ em địa phương.
Dulichgo
Bạn Lý Thị Cở, 27 tuổi, chia sẻ: "Anh chị khách nước ngoài có nhiều lớp để dậy các em. Họ đã giúp đỡ người dân tộc rất nhiều như giúp các em tham gia các trò chơi, phòng chống các tệ nạn buôn bán người. Cái trò chơi này là trò chơi mở khóa nhằm có thêm kiến thức hiểu biết về xã hội hiện đại. Em đã được học nhiều lần và đều được tham gia dậy các em."

Màu xanh ngát của những thửa ruộng bậc thang trải dài quanh co bên những sườn núi hùng vĩ nơi đây đã tạo nên một cảnh sắc mê hoặc lòng người. Dọc đường vào bản, nhiều đoàn khách cả Tây cả khách ta cùng tản bộ vào đây. Lẫn trong tiếng nói cười vui vẻ của du khách là tiếng các cô bé bản địa nói tiếng Anh như gió hướng dẫn khách vào bản, bấy nhiêu thôi cũng đủ để cảm nhận được sức hút nơi đây.

Bà Giàng Cổ Sỉu, 69 tuổi, dân tộc Mông chia sẻ: "Ngày xưa làm ruộng nương, trồng lúa trồng ngô thì nhiều trong nhà chỉ có trâu bò, lợn gà thôi nhưng giờ già rồi làm vất vả. Xã hội bây giờ phát triển nên trong bản có nhiều của hàng bán đồ được thấy người nước ngoài nhiều được giao tiếp với họ nên thấy thích. Vì già rồi nên không có khả năng học tiếng để nói chuyện với họ nên cũng tiếc.
Dulichgo
Chảy ngoằn nghèo qua bản Tả Van là một con suối lớn, ở đó du khách có thể lội suối cảm nhận dòng nước mát lạnh, hay nhấm nháp ly café tại một quán gần đó ngắm hoàng hôn. Đó là một trong những khung cảnh tuyệt đẹp của Bản Tả Van. Du khách có thể ngồi ngoài hiên nhà, ngắm nhìn ra những thửa ruộng bậc thang vàng óng ả, những dãy núi ẩn hiện sau những đụn mây, ngồi nghe chim hot, nghe tiếng suối chảy róc rách. Một khung cảnh yên bình làm say lòng du khách.

Gần 20 năm qua, đồng cỏ 15.000 ha này bị cây rừng xâm chiếm và các loài thú không còn xuất hiện.

Tìm vào "bãi thú" bò tót

Nghe hỏi về "bãi thú", ông Hoàng Văn Hương, Trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng Ya Book, liền chọn 2 xe máy thuộc hàng "chiến mã" chuyên đi rừng rồi đưa chúng tôi tìm vào bãi thú. Con xe máy luồn lách vào rừng cây dày rậm những cây bằng lăng khoảng 15 năm tuổi. Chạy xe được vài km, chúng tôi bỏ xe máy, đi bộ xuyên rừng.



Trên đường đi, ông Đào Xuân Thủy, Phó giám đốc Vườn quốc gia Chư Mom Ray, cho biết thung lũng Ya Book có bãi cỏ mà nhiều năm trước thú rừng hay về ở hàng đàn mà nhiều nhất là thú móng guốc như bò tót, nai, sơn dương, heo rừng… Thú ăn cỏ rồi vào đầm lầy ở giữa bãi cỏ uống nước, sau đó lên bờ "nghỉ ngơi" dưới gốc những cây cổ thụ mọc rải rác trong thung lũng Ya Book.


Dulichgo
Theo chân thú móng guốc ăn cỏ, thú ăn thịt kéo về đây kiếm mồi như hổ, gấu, sói rừng (chó rừng). Ngoài ra, linh trưởng, khỉ và các loài chim cũng về đây tìm thức ăn, uống nước. "Thú kéo về nhiều nhất là tháng 4. Đó là sau mùa khô khắc nghiệt làm cánh đồng cỏ cháy và chỉ vài cơn mưa, cỏ nứt lên, non, mềm, thơm, kích thích thú móng guốc", ông Thủy cho biết.



Một điểm đặc biệt là đầm lầy giữa đồng cỏ không bao giờ cạn nước. Bởi cách đầm lầy chừng vài trăm mét có sông Sa Thầy (đồng bào dân tộc thiểu số địa phương gọi là suối Ia HRai) với 1 nhánh từ Campuchia chảy qua, nhánh còn lại từ suối Đăk Rơ Mao đổ về. Tháng 4 hằng năm, những cơn mưa nặng giúp dòng sông đầy nước, cung cấp nước cho đầm lầy và "giải quyết" cơn khát cho các loài thú, chim về đây trú ngụ.
Dulichgo
Vượt sông Sa Thầy, đi bộ xuyên rừng thêm khoảng 30 phút, chúng tôi đặt chân lên bãi thú nằm ở Tiểu khu 592. Bãi thú một thời của Vườn quốc gia Chư Mom Ray giờ đây là một thảm cỏ xanh rì trên diện tích khoảng 5 ha, các trảng cỏ mọc ngang gối người trưởng thành.



Quan sát bãi cỏ, chúng tôi phát hiện dọc ngang là các dấu chân của thú rừng. Một thành viên trong đoàn cho biết dấu chân to là của bò tót, những dấu chân nhỏ hơn là của nai, sơn dương và heo rừng...

Ông Phan Thanh Đông, kiểm lâm Trạm bảo vệ rừng Ya Book, nhìn dấu chân thú rừng để lại và cho biết nhiều nhất là dấu chân bò tót, đó là những dấu chân to lớn và in sâu trên nền đất.

Đồng cỏ mất dần

Dulichgo
Trở lại bãi thú sau nhiều năm, ông Thủy cho biết ông rất buồn khi không còn tận mắt thấy thú móng guốc trên đồng cỏ này. Thung lũng Ya Book cách đây gần 20 năm là đồng cỏ trải dài tít tắp, rộng 15.000 ha. Giờ đây, rừng cây rậm đã xâm chiếm toàn bộ và dấu tích đồng cỏ chỉ còn lại ở 2 bãi cỏ thuộc Trạm quản lý bảo vệ rừng Ya Book và Trạm quản lý bảo vệ rừng Đăk Tao.


Qua tính toán của các chuyên gia về thú móng guốc vào năm 2001 (thời điểm thành lập Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray - PV), số lượng bò tót ở Vườn quốc gia Chư Mom Ray có từ 25 - 30 đàn, mỗi đàn có khoảng 4 - 6 con, nhưng  càng về sau thì càng ít gặp. Năm 2009, máy quay quan sát ở bãi thú phát hiện 2 đàn bò tót, 1 đàn 5 con, 1 đàn 7 con. Gần nhất là vào tháng 2.2017, một con bò tót nặng khoảng hơn 1 tấn "đi lạc", đâm vào ô tô vận chuyển nguyên liệu xây dựng đường giao thông trên tỉnh lộ 674 (Tiểu khu 677, lâm phần do Vườn quốc gia Chư Mom Ray quản lý) chết tại chỗ. Chú bò tót xấu số này được làm tiêu bản da trưng bày ở trụ sở Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray.


Dulichgo
"Đó là những lần hiếm hoi thấy bò tót (động vật rừng nguy cấp quý hiếm thuộc nhóm 1B) sống ở đây. Còn các loài thú đi theo bầy như nai cũng không thấy nhiều nữa. 17 năm rồi chưa có điều kiện điều tra lại nhưng chúng tôi cho rằng các loài thú đã suy giảm đi số lượng rất nhiều", ông Thủy chia sẻ.



Cũng theo ông Thủy, những năm gần đây, không ai thấy hổ, gấu, sói rừng, báo… xuất hiện. Vào năm 2009, một phụ nữ ở xã Sa Loong, H.Ngọc Hồi (Kon Tum) bị thú dữ tấn công khi đi làm rẫy. Qua khám nghiệm, ngành chức năng khi đó xem xét vết thương đã nhận định là do hổ vồ. Tuy nhiên, từ đó không thấy dấu vết loài này.

"Khi không còn môi trường sống, thú lớn ăn cỏ đã bỏ vùng này đi, tìm nơi khác sinh sống. Thú ăn cỏ đi đâu, thú ăn thịt cũng theo đó mà kiếm mồi", ông Thủy cho biết thêm.

Chỉ một đoạn ngắn, nhưng con đường luôn sôi động, tấp nập vào buổi sáng và buổi chiều, với những hàng quán thu hút đông đảo thực khách.

Đến với đường Nguyễn Bá Loan, bạn có thể dễ dàng chọn cho mình món ăn yêu thích. Chỉ tính riêng món cháo cũng đa dạng với cháo vịt, cháo lòng, cháo lươn, cháo xương, cháo thịt bò. Đến với quán cháo vịt bà Hai, ngoài món cháo ăn kèm với thịt vịt luộc vừa chín tới, miếng thịt mềm dai, thơm ngon, quán còn có món lòng chưng nghệ và hẹ. Hay như món cháo lươn nấu với đậu xanh, củ nén bổ dưỡng; chủ quán còn chuẩn bị sẵn nghệ tươi xay nhuyễn cho khách hàng thoải mái cho vào bát cháo nóng hổi.


Còn quán cháo lòng bà Bảy được nhiều người biết đến bởi “bí quyết” luộc thịt, lòng vẫn giữ vị ngon ngọt, chấm với nước mắm ớt tỏi đậm đà. Ông Bảy, chủ quán cháo lòng cho biết, ban đầu quán cháo bán tại chợ Quảng Ngãi rất đông khách. Sau khi chợ bị cháy và xây lại chợ mới, nên chuyển quán về nhà trên đường Nguyễn Bá Loan. Quán vẫn duy trì lượng khách ổn định và được nhiều người ưa chuộng.
Dulichgo
Ngoài ra, tại đường Nguyễn Bá Loan cũng không thể thiếu món bánh rập, bánh xèo đặc trưng của người Quảng Ngãi. Đường Nguyễn Bá Loan còn có sự góp mặt của những quán bún giò, bún bò Huế, hủ tiếu, bánh cuốn, bánh ướt, bún chả cá...

Như quán hủ tiếu Hương, dù mới mở vài năm gần đây, nhưng lượng khách rất đông. Các món ăn tại đường Nguyễn Bá Loan không chỉ đa dạng, phong phú mà giá cả cũng bình dân, chỉ từ 10 – 25 nghìn đồng. Cùng với các món ăn, trên tuyến đường này còn có những điểm bán nước đậu nành, rau má, đậu xanh, để thực khách nhâm nhi ngắm phố vào mỗi buổi sáng.

Còn buổi chiều, con đường “ẩm thực” Nguyễn Bá Loan cũng không kém phần tấp nập với những món ăn như bánh bèo tôm chấy, bún riêu, hay bánh đúc chấm mắm cái... Các tiệm bánh bèo tôm chấy ở đây đều do chính người Huế chuyển vào Quảng Ngãi sinh sống và mở ra.

Món bánh bèo tôm chấy, ăn với nước mắm chua ngọt pha lẫn vị cay của ớt nghe lạ miệng và không ngán. Với món bánh đúc bình dị, dân dã, thưởng thức giữa lòng thành phố khiến nhiều người như trở về tuổi thơ của mình...
Dulichgo
Những năm qua, con đường Nguyễn Bá Loan không chỉ là điểm đến quen thuộc của người Quảng Ngãi, mà còn là nơi tìm đến để thưởng thức ẩm thực của nhiều du khách khi đến với TP.Quảng Ngãi. Đôi khi, người ta nhớ đến một con đường không chỉ với hàng cây rợp bóng mát, hay sắc hoa sưa vàng, bằng lăng tím xao xuyến, mà còn có những con đường ghi dấu trong lòng người bởi những món ăn đậm đà, bình dân, nhưng không kém phần ngon miệng, thú vị. Một buổi sáng cuối tuần nào đó, nếu như bạn phân vân lựa chọn thức ăn điểm tâm cho cả gia đình, thì hãy ghé đến đường Nguyễn Bá Loan.

 Gọi là làng nghề nhưng hiện nay chỉ còn hơn chục hộ còn gắn bó với nghiệp vẽ tranh. Tuy số người làm giảm đi nhưng số lượng tranh kiếng phục vụ thị trường tăng lên không ngừng, nhất là trong những ngày giáp Tết. Để tranh kiếng có thể sống cùng thời đại là nỗ lực rất lớn của các nghệ nhân tâm huyết.


Tranh kiếng là loại tranh được vẽ từ mặt sau của tấm kiếng, sau đó được lật lại mặt trước để treo. Do đó, để hoàn thành bức tranh, người thợ vẽ phải thực hiện ngược mọi chi tiết và nét nào đáng lẽ phải vẽ sau cùng thì đối với tranh kiếng là phải vẽ trước tiên. Đây chính là nét độc đáo của nghề làm tranh kiếng.

Ở vùng nông thôn, hầu như gia đình nào cũng treo tranh kiếng, phổ biến nhất là tranh thờ tín ngưỡng đặt trang trọng trên bàn thờ tổ tiên, kế đến là tranh trang trí phòng khách và tranh treo cửa buồng. Những câu chuyện dân gian Thoại Khanh - Châu Tuấn, Lưu Bình - Dương Lễ,  Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga, Nàng út ống tre… vẫn được khách hàng ưa chuộng, bởi ý nghĩa giáo dục sâu sắc, tôn vinh đức tính quý trọng tình bằng hữu, sống hiếu thảo, bênh vực chính nghĩa của người Việt.Dulichgo



Thể loại tranh trang trí phòng khách ngày càng phong phú, không chỉ duy trì những khuôn mẫu truyền thống, nay còn bổ sung thêm tranh vẽ phong cảnh đất nước, thắng cảnh An Giang, tranh bộ chữ “Phước - Lộc - Thọ” theo phong cách mới. Đặc biệt, tranh thờ là loại tranh to nhất, trang trí đa dạng, màu sắc hài hòa, là loại tranh không thể thiếu trong mỗi gia đình, nhắc nhở cháu con về cội nguồn.

Treo tranh trong nhà đã trở thành nét văn hóa của người Nam Bộ hơn trăm năm qua, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và mỹ thuật. Bản thân bức tranh cũng hội đủ giá trị chân - thiện - mỹ khi chứa trong nó là cái đẹp, ý nghĩa, cái tâm và tài hoa của các nghệ nhân.


Mấy chục năm trước, vẽ tranh kiếng là nghề giúp hàng chục hộ có của ăn, của để, duy trì đến nay, có nhiều cơ sở do đời thứ 3 nối nghiệp. Nhà nhà làm tranh kiếng vẫn không đủ bán, vì làm ra 1 sản phẩm không hề đơn giản, người lành nghề vẽ 1 ngày giỏi lắm chỉ 10 bức tranh, còn làm từ đầu đến khi hoàn thiện phải mất 1 tuần.
Dulichgo
Tranh làm ra lâu, giá thành cao, trong khi đời sống phát triển, thị trường ngày càng có nhiều loại tranh đáp ứng tiêu chí rẻ và đẹp, khiến những người giữ nghề không khỏi trăn trở. Không chấp nhận quy luật bị mai một, bằng phương pháp kéo lụa mới, tranh kiếng đã khắc phục được những khó khăn để tiếp tục vươn ra thị trường.



Hơn 30 năm giữ lại nghề của ông bà, ông Nguyễn Thanh Hòa đúc kết kinh nghiệm từ những ngày làm công cho cơ sở in lụa để áp dụng kỹ thuật in từ lụa qua kiếng. Tranh kiếng bằng phương pháp kéo lụa ra đời cho màu đều, sản phẩm làm ra nhanh hơn, đẹp hơn.

“Ngày trước, nhà nhà làm tranh kiếng, người người làm tranh kiếng nhưng số lượng chỉ nhỏ lẻ, không được nhiều, nguồn nguyên liệu khan hiếm. Còn bây giờ, tuy chỉ còn hơn chục hộ duy trì nhưng sản phẩm làm ra tăng lên rất nhiều, 1 ngày có thể kéo lụa hơn trăm bức tranh, nhờ vậy thị trường tiêu thụ được mở rộng” - ông Hòa cho biết.


Bên cạnh cải tiến kỹ thuật sản xuất tranh, nguyên liệu tranh kiếng cũng được lựa chọn để tăng giá trị cho sản phẩm: kính mỏng hơn, trong hơn cho màu vẽ sắc nét; ngoài khung gỗ còn có khung nhôm giá thành rẻ, bền và chắc chắn, khắc chữ trên khung theo yêu cầu. Tranh kiếng được nâng lên về chất lượng, thời gian sử dụng kéo dài đến vài chục năm. Đi đôi với số lượng, mẫu mã tranh cũng được các cơ sở nghiên cứu đa dạng hơn theo thị hiếu khách hàng.

Đối với tranh thờ, nghệ nhân vẫn tuân thủ quy tắc lấy màu đỏ làm chủ đạo, chỉ giảm lại các chi tiết để hài hòa hơn, phối màu đẹp hơn, giữ lại nét đẹp trong cách thể hiện căn bản do người xưa truyền dạy. Được duy trì bởi nhu cầu ổn định của thị trường nhờ “công nghệ hóa” nhưng ở làng tranh kiếng ngày nay vẫn còn nhiều người cần mẫn bên những bức tranh thủ công.


Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Mọn lý giải: “Nghề này khác với nghề vẽ của họa sĩ, người ta vẽ xuôi còn thợ ở đây phải vẽ ngược, chi tiết nào sau cùng thì phải vẽ trước. Cái hay của nghề phải có người giữ lại cho con cháu biết”. Nhờ tâm huyết đó mà sự tài hoa của nghệ nhân, nét uốn lượn mềm dẻo trên đôi tay làm nên giá trị tinh thần trong mỗi bức tranh vẫn được nhiều người biết đến.
Dulichgo
Bên bờ sông Hậu, làng nghề tranh kiếng vẫn thở cùng nhịp sống hiện đại. Những bức tranh mang hồn quê vẫn được ưa chuộng, được chọn mua mỗi dịp sửa sang đón năm mới hay mừng tân gia. Niềm vui của người làm tranh kiếng không đơn thuần xem đây là nghề nuôi sống, mà họ còn hạnh phúc khi giá trị của cha ông để lại được phát triển nối dài.
Được tạo bởi Blogger.